Thư gửi phụ huynh Việt.
|
Những khuôn mặt sáng sủa
|
Hành trình xuyên Việt, mọi người đã ghi lại cảm nhận về trẻ em Việt ở thành thị và nông thôn, dưới đây mình xin tổng hợp lời khuyên và ý kiến những người trải nghiệm.
Cách làm giảm xung đột từ mối quan hệ gia đình, công việc!
"Con thấy nhiều đứa trẻ khóc, buồn, bực và có vẻ bất lực trong các mối quan hệ. Vì bố mẹ, chú bác họ không hiểu hết họ. Những người trên đã không hiểu hết con họ, con họ đã đang và sẽ nỗ lực thế nào để có cuộc sống tốt hơn trong tương lai".
Nhật ký quan sát
Thực tế bố mẹ họ đã không hiểu hết những đứa con, đã và đang tạo rất nhiều áp lực cho con em họ - áp lực gia đình. Nếu để ý những sự việc, trải nghiệm đã qua, họ sẽ cảm thấy thế.
Phụ huynh có để ý thấy suy nghĩ, cảm xúc của bạn thay đổi liên tục không? Bạn đang không thắng được suy nghĩ, cảm xúc đó. Mà nuông chiều và để nó lớn dần khiến cảm xúc kiểm soát chính bạn, điều khiển việc bạn nói, làm, thậm chí can thiệp sâu... có thể làm tổn thương lòng tự trọng và xúc phạm đứa trẻ.
Phụ huynh Việt hết lòng vì con cái, thậm chí hy sinh cả đời. Nhưng trong những sự việc hàng ngày, suy nghĩ và cảm xúc dấy khởi lên và điều khiển họ. Họ không biết khi nào họ đang giận, ít khi đặt mình vào vị trí của người khác trước khi hành động. Và không nhận thức rằng chính họ đang làm căng thẳng trong gia đình. Khi trước họ khẳng định, nhưng chỉ một ý kiến hay sự kiện nhỏ cũng làm họ xao động. - nó gọi là động tâm.
Ví dụ thứ người vợ coi trọng thì người chồng coi thường. Thứ người này coi trọng thì người khác: chị, em, cháu, hàng xóm giàu, hàng xóm nghèo coi thường. Do đó họ hay dùng từ: viển vông, vô ích, việc linh tinh. Những khái niệm do người đó đặt ra, trên quan điểm và góc nhìn của họ. Cái này theo Stephen Covey gọi là lăng kính hay mô thức.
- Người nông dân coi trọng: đồng ruộng, lợn, gà, vườn rau, ao cá
- Người thợ xây coi trọng công việc liên quan đến xây dựng.
- Người tiểu thương coi trọng công việc liên quán đến công việc của họ
Mỗi người đều coi trọng và coi thường những thứ khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Những cái họ coi trọng gọi là giá trị. Mà giá trị có đặc điểm là mang tính cá nhân, mang tính thời điểm và bản thân nó.
Không có ai sai cả, nếu giá trị của họ không vi phạm đạo lý. Và thường mọi người thường thấy mình đúng và cố gắng bảo vệ những thứ giá trị đó.
Nhưng sai lầm chỉ xuất hiện khi mọi người không chấp nhận sự khác biệt, và cố gắng điều chỉnh người khác. Bắt ép, dạy bảo, sai khiến hoặc thậm chí làm tổn thương để bên kia thay đổi theo ý mình - một cách vô tình hay cố ý. Mức độ này sẽ giảm bớt nếu họ đặt mình vào vị trí của người đối diện: cảm nhận những thứ người khác học, làm, sự việc họ trải qua, mối quan hệ và công việc mà người đối diện có.
Khi xung đột đó xảy ra, người này làm tự ái người khác, nếu tiếp tục sẽ dẫn đến bực tức, nóng giận và cãi nhau. Ít ai tự chủ động đặt mình vào vị trí của người khác để cảm nhận sự thông cảm và tự kiểm soát, điều chỉnh mình.
|
Khuôn mặt đã bớt sáng sủa đi nhiều |
Gợi ý giải pháp có thể là:
CHẤP NHẬN và tôn trọng SỰ KHÁC BIỆT. Tìm hiểu sâu về người đối diện, để có sự đồng cảm và vui vẻ trong việc chấp nhận. Và cần giao tiếp để thấu hiểu nhau hơn, Đắc Nhân Tâm là sách cung cấp cách thức tương tác, thấu hiểu và gây ảnh hưởng hay nhất mọi thời đại. Hơn hết, đỉnh cao của người hướng dẫn là: CHỈ DẪN NHƯNG KHÔNG CAN THIỆP.
Bàn về ứng dụng của thiền phật giáo trong xung đột này
Cốt của thiền là quán tâm (quan sát tâm), những đặc tính của tâm biểu hiện ở suy nghĩ, cảm xúc. Biết là chúng vô thường, và chúng thay đổi liên tục. Một khả năng đỉnh cao của thiền là quan sát tâm, nhận diện mà không bám víu vào suy nghĩ, cảm xúc đó. Khi được nhận diện, soi sáng, cái xấu sẽ tự nhiên giảm dần. Nhận biết mà không dao động.
Đọc thêm:
THICH NHAT HANH ABOUT THE TEACHING OF BUDDHA...
The four causes of human problem Simply Using smartwatch we can know the state of mind, the state of mind, the rhythm of feeling...
Yêu Con Đúng Cách Hãy giúp trẻ, giúp người khác, giúp chính mình cách tốt nhất bằng sự hiểu biết và thay đổi từ bên trong...
Conditioned Responses - things that secretly control our mind, body, and behaviors called RESPONSES that we consciously or unconsciously...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét